Wednesday, October 16, 2013

Warren Buffett-

Warren Buffett said Wednesday the threat to not raise the nation's debt limit "after you've already spent the money" is a "political weapon of mass destruction" comparable to poison gas and shouldn't be used by either party.
"I know it's been used in the past, but we used the atomic bomb back in 1945 but we decided we weren't going to do something like that again," he said hours before the government's midnight deadline to raise the debt limit or possibly default.
Buffett called on both sides to pledge not to use the debt limit as a weapon. "There are plenty of weapons that can be used," like filibusters, he said.
In a live interview on CNBC's "Squawk Box, the Berkshire Hathaway chairman said he doesn't expect the U.S. will do anything to damage its 237-year reputation of paying its bills on time, but if it does it would be a "pure act of idiocy" and "asinine."
"Credit worthiness is like virginity, it can be preserved but not restored very easily, so it is crazy to play around with it," he said.

Thursday, September 5, 2013

Tranh Cẩm Vinh- BXP




Khi vẽ chân dung thiếu nữ, những cô gái đã từng ngồi làm mẫu cho Bùi Xuân Phái, thường cảm thấy một buổi vẽ mẫu trôi qua nhanh và ấm áp tình thân thiện giữa họa sĩ và người mẫu. Bởi vì trong lúc vẽ, người mẫu thường cùng họa sĩ trò chuyện. Cách vẽ của ông chủ yếu là dựa trên những đặc điểm chính của mẫu và sau đó được miêu tả lại theo cách riêng của ông. Vì thế nên ông không yêu cầu mẫu nhất thiết phải ngồi yên, tư thế ngồi được phép thoải mái và tha hồ hàn huyên, cười nói.
Kỷ niệm về một lần ngồi mẫu cho họa sĩ Bùi Xuân Phái, Cẩm Vinh nhớ mãi. Theo cô kể lại thì nó gần như một buổi học bổ túc về môn hội họa, nó giúp cô hiểu thêm một chút về loại hình nghệ thuật mà trước đó với cô, nó còn là xa lạ. Bùi Xuân Phái nói: “Mỗi lần đứng trước tấm toan trắng, tôi như đứng trước một cuộc phiêu lưu. Vì thế tôi không dám chắc là có thành công hay không. Trước khi vẽ, tôi vẫn thường mượn chút cay (rượu) để tự tin hơn và...liều hơn.”
Ngày nay, giới chuyên gia về tranh Phái, nhìn vào tranh ông có thể biết được là lượng “cồn” mà ông đã dùng trong lúc vẽ bức tranh đó là nhiều hay ít. Có vẻ như, Bùi Xuân Phái càng say vẽ càng bốc và càng đẹp.
Sau đó Bùi Xuân Phái hỏi Cẩm Vinh:
-Nếu được lựa chọn hai bức chân dung, bức thứ nhất giống nhưng không có nghệ thuật, và bức thứ hai, có nghệ thuật nhưng không giống. Cô sẽ chọn bức nào?
Ngập ngừng một chút, Cẩm Vinh nói:
-Cháu chọn bức thứ hai ạ.
Nghe vậy, Bùi Xuân Phái cười hiền lành, ông bảo:
-Sao cô không chọn bức thứ ba: vừa giống vừa có nghệ thuật. Cô có thể yêu cầu họa sĩ vẽ thêm một bức nữa đạt được những yêu cầu đó. Bởi vì một bức chân dung thành công là bức chân dung vừa giống vừa nghệ thuật.
Sau đó ông kể chuyện về một bức tranh biếm họa mà ông vừa được xem trên một tạp chí. Bức biếm họa miêu tả Picasso khi thấy Những cô nàng ở Avignon bỗng dưng bước ra khỏi bức tranh lập thể, tiến đến gần Picasso, tác giả của bức tranh nổi tiếng kia được phen sợ hết vía.
Nghe câu chuyện mọi người có mặt cùng cười vui. Bùi Xuân Phái nhận xét:
-Đôi khi trong nghệ thuật và cuộc sống có những điều kỳ cục và mâu thuẫn như thế “đẹp mà không đẹp. Không đẹp mà lại đẹp”.
Trong buổi chiều hôm đó, sau khi hoàn thành bức Chân dung Cẩm Vinh, Bùi Xuân Phái ký tên bên góc dưới bức tranh và tặng cho cô. Cẩm Vinh hân hoan vội mang ngay bức tranh về nhà cô trong khi nó vẫn còn đang ướt sơn. Nhưng chỉ nửa năm sau đó, Cẩm Vinh lại đem bức chân dung đó lại nhà Bùi Xuân Phái, bởi lúc này cô đã trở thành con dâu của ông. Bùi Xuân Phái khi thấy bức tranh được treo lên tường, ông cười, nói vui:
- Lần đầu tiên mình thấy có người đem tranh trả lại cho mình.
 — with Hùng TrầnLâm.

Chân dung bà BXP-BTP








Chân dung bà Phái_Tranh của Bùi Xuân Phái
Hôm Bùi Xuân Phái vẽ bức chân dung bà Phái này, bà bảo ông:
- Để tôi trang điểm và diện bộ mà tôi vừa ý nhất cho ông vẽ nhé.
Bà lấy chiếc khăn khoác của Natasha tặng mà bấy lâu vẫn chưa có dịp để thể hiện. Bức tranh được hoàn thành trong buổi chiều hôm đó. Bùi Xuân Phái hỏi bà:
-Bà xem đã vừa ý chưa để tôi ký tên nào? 
Bà Phái thích bức chân dung đó lắm, nhưng bà hiểu rằng, ông đã chiều mình mà vẽ khá là realist cho bà có thể thích và hiểu được. Bà vốn là người phụ nữ không quan tâm và cũng không hiểu nhiều lắm về nghệ thuật của ông, nên bà cho rằng, lần này, ông vẽ bà khác hẳn những bức trước đây vốn là những bức ông vẽ cho ông với quan niệm nghệ thuật của ông. Nghĩ vậy, bà Phái bảo ông:
-Tôi muốn lần sau ông vẽ tôi một bức khác theo đúng phong cách của ông. Tôi thích ông vẽ tôi một bức chân dung thật phá phách và tự do theo đúng chất của ông.
Bùi Xuân Phái gật đầu, hứa sẽ vẽ cho bà bức chân dung theo ý muốn của bà.
Nhưng lời hứa của ông với bà đã mãi mãi chỉ là lời hứa, bà đã không bao giờ có dịp để ngồi làm mẫu cho ông vẽ chân dung nữa. Bức chân dung mà bà nhận xét là hiền lành và realist lại là bức chân dung cuối cùng ông vẽ bà. Ngày tiễn đưa Bùi Xuân Phái về cõi vĩnh hằng, bà Phái lấy trong tủ ra bộ comple sang trọng nhất trong đời Bùi Xuân Phái, bộ comple này bà đi may cho ông khi bà hay tin: Nhà nước đã chấp thuận cho ông xuất ngoại theo lời mời của người Pháp. Bà muốn ông sang Pháp diện bộ đồ thật oách. Nhưng ông đã chưa có dịp được mặc bộ comple thật oách đó một lần nào. Trong lúc mặc bộ comple sang trọng đó cho ông, bà Phái mếu máo nói:
-Ông đã hứa vẽ cho tôi bức chân dung thật là bạt tê, phá phách, rồi đấy nhé! Ông vẫn còn nợ tôi một bức chân dung đó.
Và cứ thế, những giọt nước mắt của bà không ngừng rơi xuống khuôn mặt đã bất động của ông.

Sunday, July 21, 2013

phohangphenbxpdautienvzcuoicùng




Phố Hàng Phèn_Tranh của Bùi Xuân Phái, bức này ông đang vẽ dở dang và được xem là bức tranh phố cuối cùng của Vua phố cổ (Hiện nay bức phố Hàng Phèn đang được lưu giữ trong Bảo tàng tư nhân của Trần Hậu Tuấn.)
Ngày xưa khi còn ở tuổi đầu đời, Bùi Xuân Phái cũng đã từng đứng trên tầng 3 và từ góc nhìn này ông đã vẽ bức tranh phố đầu tiên: bức phố Hàng Phèn, vào năm 1940 khi ông mới 20 tuổi. Bức phố Hàng Phèn đã được gửi tham dự triển lãm tại Tokyo vào năm đó và đã mất tăm mất tích khi nó được bán trong cuộc triển lãm này. Đây là bức tranh sơn dầu đầu tiên của Bùi Xuân Phái và cũng là bức đầu tiên trong đời mà ông bán được. Có một điều mình muốn nói là, bức tranh phố đầu tiên và bức phố cuối cùng (bức này được ông vẽ trên giường bệnh) của Bùi Xuân Phái cũng là vẽ phố Hàng Phèn. Người ta bảo nói đến Bùi Xuân Phái là nói về phố, là nói về người tình si suốt đời tương tư "Phố"! Nhưng có một góc phố hiện diện mãi bên ngoài khung cửa sổ nhà ông, ám ảnh và đọng lại như định mệnh thì đó chính là góc phố Hàng Phèn

Saturday, July 6, 2013

Người đẹp

Lời Phật dạy về thời gian , nghiệp báo

LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Tuesday, June 25, 2013


Look at what this diver found at the bottom of the Black Sea in Bulgaria. Find out what the Russian communist leader's sculpture was doing underwater.Image: A scuba diver holds a bust of Vladimir Lenin he discovered underwater near Kiten, Bulgaria, on June 16 (© Rex Features)

Tuesday, June 4, 2013

Youth- Samuel Ullman

YOUTH 
By Samuel Ullman (1840-1925) 
Youth is not a time of life; it is a state of mind; 
it is not a matter of rosy cheeks, red lips and 
supple knees; it is a matter of the will, a quality of 
the imagination, a vigor of the emotions; it is the 
freshness of the deep springs of life. 
Youth means a temperamental predominance 
of courage over timidity of the appetite, for 
adventure over the love of ease. This offen exists in 
a man of sixty more than a body of twenty. Nobody 
grows old merely by a number of years. We grow 
old by deserting our ideals. 
Years may wrinkle the skin, but to give up 
enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, selfdistrust 
bows the heart and turns the spirit back to 
dust. 
Sixty or sixteen, there is in every human 
being’s heart the lure of wonder, the unfailing 
child-like appetite of what’s next, and the joy of 
the game of living. In the center of your heart and 
my heart, there is a wireless station; so long as it 
receives messages of beauty, hope, cheer, courage 
and power from men and from the infinite, so long 
are you young. 
When the aerials are down, and your spirit is 
covered with snows of cynicism and the ice of 
pessimism, then you are grow old, even at twenty, 
but as long as your aerials are up, to catch the 
waves of optimism, there is hope you may die 
young at eighty. 

Monday, June 3, 2013

Cha Nguyễn văn Vĩnh - Nguyễn Tuân

Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì mình không rõ. Người ta bảo anh ta phạm tôi hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại, dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy chắt, rúm ró, tàn tạ như một cái bị cói rách, lăn lộn ở các đống rác…(..) Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen..Nhiều lần, mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, củng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị đều cho gọi Thằng Khùng, tên họ đặt cho anh ta và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Và với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chắp tay khúm núm thưa:
-Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tỗng tiễn thì vong hồn cứ luẩn quẩn trong trại. Có thể, nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được,
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc.

Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?

Thế rồi một lần, mình và anh ta cùng lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông.. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
-Anh Tuân này- Không rõ anh ta biết tên mình lúc nào- sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
-Thèm được đọc sách-mình buột miệng trả lời và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
-Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? Anh ta hỏi.
-Voltaire! Một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ : Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng..Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông lóa nắng, hỏi lại :
-Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt, nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ : một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta.
Mình trả lời anh ta :
-Tôi thích nhất là Candide.
-Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh nói tiếp :
-Không phải đọc mà nghe.. Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình nhìn trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông lóa nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép trên mặt sông…


Nguyễn văn Lục.


Những nạn nhân của cộng sản nêu trên gồm các linh mục ưu tú của Giáo phận Hà Nội mà hầu hết đã qua đời và không còn có dịp gì để nói nữa. Và không biết bao nhiêu những người giáo dân vô danh, vô tội đã chết một cách oan ức trong các nhà tù của Cộng Sản ở ngoài Bắc như các ông Trùm, ông Quản bị đưa lên Trại Cổng Trời. Trong cái tinh thần đó, tôi nghĩ rằng có những lúc trong đời sống, có những thời kỳ oan nghiệt mà im lặng trở thành một điều tội lỗi, đáng xấu hổ. Và lên tiếng trở thành một bó buộc đạo đức {Obligation morale}.

Một bó buộc tinh thần hay một thách thức, một thử thách? Đó là sức mạnh của lương tri. Đó là sức mạnh của tư tưởng.


Trong trường hợp này, tôi muốn cất lên tiếng nói cho những người phải làm thinh. Đất nước này còn cần biết bao tiếng nói cất lên cho những người vì cách này cách kia đã phải làm thinh như thế.

Friday, May 31, 2013

Bé khóc.

Những em bé khóc gây ấn tượng mạnh

Những khoảnh khắc òa khóc nức nở của những đứa trẻ ngây thơ được lột tả rất tự nhiên và chân thực.

Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc rơi nước mắt của các em bé có tên là "End Times".
Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc rơi nước mắt của các em bé có tên là "End Times".
Bộ ảnh được thực hiện bởi nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, Jill Greenberg.
Bộ ảnh được thực hiện bởi nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, Jill Greenberg.
Mặc dù nước mắt dàn dụa nhưng những bức ảnh vẫn toát lên vẻ đáng yêu của những đứa trẻ.
Mặc dù nước mắt giàn giụa nhưng những bức ảnh vẫn toát lên vẻ đáng yêu của những đứa trẻ.
Những khoảnh khắc ghi lại rất chân thực và đời thường.
Những khoảnh khắc ghi lại rất chân thực và đời thường.
Những nét biểu cảm trên khuôn mặt các bé khiến người xem không thể không yêu.
Những nét biểu cảm trên khuôn mặt các bé khiến người xem không thể không yêu.

Sunday, May 26, 2013

Thẩm Thúy Hằng

Thẩm Thúy Hằng trên đỉnh cao nhan sắc

Saturday, April 6, 2013

BXP UNCORKED SOUL



Following · December 24, 2012 

Mình giới thiệu với các bạn bài viết của Nhà phê bình nghệ thuật Mỹ, Fefprey Hantover viết về Bùi Xuân Phái

UNCORKED SOUL

Tâm Hồn Bộc Bạch
Bùi Xuân Phái, con người và nghệ sĩ, vẫn là một hiện diện sống ở Việt Nam sau khi ông mất vì ung thư phổi tại Hà Nội ở tuổi 68. Là họa sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất ở ngoài nước, Phái cũng là một họa sĩ được kính trọng nhất và nổi tiếng nhất ở trong nước, mặc dầu đến năm 1984 mới được phép bày một triển lãm cá nhân. Không một ai nói nói điều gì xấu về ông: thường thường, ông được mô tả là khiêm tốn, kín đáo, rộng lượng, độc lập suy nghĩ, và trên hết, là một phẩm cách trầm lặng.
Phái được bạn bè (ông có nhiều bạn bè thuộc đủ các tầng lớp) mệnh danh là Je'sus do bộ râu và khuôn mặt gầy guộc, cái tên đó có thể được tặngcho ông vì tính chịu đựng thánh thiện và sự kiên dũng tinh thần của ông trước đau đớn. Những bức chân dung và chân dung tự họa cho thấy một người với đôi mắt sâu sắc mà buồn dường như phản ánh nỗi đau của cả một đời. Không ai đã từng thấy bức chân dung tự họa của ông dưới hầm trú ẩn trong đợt oanh kích Nô-en 1972, có thể quên được cặp mắt ấy, cái nhìn choáng váng nghi hoặc ấy.
Một ngọn đèn dầu hỏa, một chén trà, một góc phố hầu như vắng ngắt, một diễn viên chèo đang hóa trang-ông xử lý chủ đề mọn mằn nhất một cách nghiêm túc và tôn trọng, khiến chúng có sức nặng và tầm quan trọng của một nghi lễ thần thánh hoặc một thánh tích. Những bức tranh của Phái giấu sự tinh vi của chúng đằng sau một sự giản dị, dễ thương về phong cách và chủ đề. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, tranh ông có thêm mầu đỏ, xanh lơ, tía nhưng sắc điệu bao trùm vẫn là nâu, xám, trắng -xám.
Người ta biết đến Phái nhiều nhất là ở những cảnh phố Hà Nội, nơi mà trừ một thời gian ngắn ở Việt Bắc và trong thời kỳ Mỹ ném bom Hà Nội, ông đã sông suốt cuộc đời trong ngôi nhà chôn nhau cắt rốn.Chiều chiều, ông dạo phố, lấy ký họa. Ông trở về nhà để vẽ, lôi một hộp sơn từ dưới gầm nghế tron gian nhà vừa là phòng tiếp khách vừa là phòng ngủ, và đặt một tấm toan lên mặt ghế. Rất nhiều người sao chép các cảnh phố, nhưng không bắt được tinh thần. Những cái họ thiếu là sự tôn kính, lòng yêu và thoáng chút buồn tiếc một hế giới đã qua đi-các nhạc công cổ truyền, ông đồ già ngồi thu lu góc phố, những ngôi nhà ọp ẹp hư nát.
Phái bắt cảm hứng từ Rouault, Utrillo, Miro, Derain và đặc biệt từ họa sĩ Pháp Albert Marquet, nhưng ông không chuyển phong cách hiện đại chủ nghĩa với thực tế biểu hiện hình tượng của nó sang hội họa Việt nam. Đúng hơn, phong cách đó hợp với tâm thế buồn thương của ông khi ông nhìn thế giới của mình.Những đường nét dập dờn, những khối hình khấp khểnh, cách xử lý nhanh, hầu như chỉ gợi đối với những hình tượng nhân vật trên phố chẳng mấy ràng buộc vào một bộ nguyên lý mỹ học, mà là phản quang của một thế giới, một cách sống đang tan rã, sụp đổ, biến mất trước mắt phái...

UNCORKED SOUL

FEFPREY HANTOVER
Fine Arts American Critic
Bui Xuan Phai, the man and the artist, remains a livir
presence in Vietnam, three years after his death from lur
cancer in Hanoi at the age of sixty-seven. The most well-know
Vietnamese artist outside the country. Phai is the mo
respected and well-known artist within his own country, despi
not being allowed have an individual exhibition until 1984. IS
one speaks ill of the man: most often he is described as modes
reticent, generous, independent minded, and above all else,
man of quiet dignity.
Nicknamed "Jesus" by
his friends (he had many
from all classes) for his
beard and gaunt face, Phai
may have also been given
the name for his saintly
forbearance and moral
steadfastness in the face of '
suffering. Self-portraits and
portraits show a man with
piercing, sad eyes that
seem to reflect the grief of
a lifetime. No one who has
seen his self-portrait done in a bomb shelter during the Christmas
bombing can forgot those eyes, that look of shocked disbelief.
A kerosene lamp. a tea cup, a bong, an almost deserted street
corner, a cheo (Vietnamese opera) performer putting on
make-up - he treats the humblest subject matter with a
seriousness and respect that gives it the weight and importance
of a holy ritual or relic. Phai s paintings hide their sophistication
under a disarming simplicity of style and subject matter. After the
end of the war in 1975, his paintings take on more colour -- reds,
blues, purple - but still the overall tone is set by the browns, the
grays, the grayish-whites.
Phai is best known for his street scenes of Hanoi, where,
except for a short time in the Viet Bac and during the bombing
of Hanoi, he lived all his life in the house he was born. Every
afternoon he walked the
falling into disrepair.
Phai drew inspiration
fron Rouault, Utrillo, Miro,
Derain and, especially the French painter, Albert Marquet; but it
is not so much that he transferred the Modernist style with its
expressive pictorial reality to Vietnam. Rather this style fit the
elegiac mood with which he looked at his world. The wavy lines.
the irregular forms, the quick, almost suggestive treatment of
figures on the street are less a commiment to a set of aesthetic
principles and more a reflection of a world and way of life
crumbling, sagging, disappearing before Phai's eye.

Annecy ( Pháp)


3. Annecy, Pháp
Annecy là một thị trấn thơ mộng của vùng Đông Nam nước Pháp, bao quanh nó là dãy núi Alps và hồ nước. Với hệ thống kênh, cầu phong phú, Annecy thường được ví như Venice của nước Pháp.
Ở Annecy, bạn sẽ bắt gặp không ít những con kênh nhỏ, những cây cầu gỗ duyên dáng bên cạnh các con phố cổ dọc bờ kênh cùng những quán cà phê, ngôi nhà nhỏ treo đầy hoa tường vi rực rỡ. Nếu tới đây, bạn nhớ ghé qua cây cầu Tình Yêu (Pont des Amours) nhé.

Wednesday, March 20, 2013


Ảnh nude và nghệ thuật thuyết phục mẫu

Để một người mẫu đồng ý chụp nude, nhiếp ảnh gia sẽ phải mất nhiều tháng giải thích và giúp họ hiểu ý nghĩa đích thực của ảnh nude.

Dương Quốc Định, sinh năm 1967, tại Đồng Nai, tốt nghiệp chuyên ngành đồ họa công nghiệp năm 1989. Sở trường của anh là chụp ảnh nude. Anh đã có 8 năm trải nghiệm với thể loại nhiếp ảnh nhạy cảm nhưng đầy tính nghệ thuật này. Điểm đặc biệt là mỗi năm, anh chỉ đầu tư tâm sức để chụp cho một người mẫu nude duy nhất.
Bức ảnh nude đầu tiên của Dương Quốc Định là "Chất liệu sống". Anh kể, có lần một tiệm tóc thời trang nhờ anh chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, anh biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của hồng nhan đa truân. Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý và bức "Chất liệu sống" ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia và bức ảnh đoạt HC vàng. Đó cũng là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của anh.
"Chất liệu sống" là bức ảnh nude đầu tiên của Dương Quốc Định
Anh quan niệm: "Nude không phải là ghi nhận lại hình thể của người phụ nữ một cách dung tục, sexy, gợi dục mà muốn mượn vẻ đẹp trời phú cho thân thể người phụ nữ để làm chất liệu, thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình".
Để thuyết phục một người mẫu chụp nude cho mình, nhiều khi anh phải mất nhiều tháng để tìm hiểu rồi giải thích và khiến họ hiểu rõ ý nghĩa đích thực của ảnh nude. Chỉ đến khi họ cảm nhận được những giá trị nghệ thuật bằng cái tâm thì mới có thể thoát tục, hòa mình vào những bức ảnh để đời, lưu giữ vẻ đẹp tuổi thanh xuân. Cũng có không ít trường hợp thuyết phục không thành công vì nhiều lý do liên quan đến những định kiến xã hội.
Trước khi thực hiện bộ ảnh, anh cũng như nhiều nhiếp ảnh gia khác, sẽ cùng người mẫu ký vào một văn bản ràng buộc, đảm bảo họ ý thức được rõ công việc mình đang làm và tránh những sự việc đáng tiếc sau này.
Sở trường của Quốc Định là chụp ảnh nude. Anh đã có 8 năm trải nghiệm với thể loại nhiếp ảnh nhạy cảm nhưng đầy tính nghệ thuật này.
Sở trường của Quốc Định là chụp ảnh nude. Anh đã có 8 năm trải nghiệm với thể loại nhiếp ảnh nhạy cảm nhưng đầy tính nghệ thuật này.
Sự nghiệp ảnh nude của Dương Quốc Định những năm qua chủ yếu dựa trên 8 người mẫu và anh tự nhận rất khó tính trong tuyển chọn mẫu. Người mẫu ảnh của anh phải trẻ đẹp, biểu cảm có hồn mà tư cách đạo đức phải tốt và không thể thiếu sự đồng thuận của gia đình. Chụp thể loại nude khá nhạy cảm nên ban đầu đa phần người mẫu không chuyên nên tỏ ra e ngại và xấu hổ vì thế, việc rất quan trọng của nhiếp ảnh gia là phải tạo ra một không gian nhẹ nhàng và tâm lý thật thoải mái cho người mẫu.
"Để một bộ ảnh nude thành công, trước hết, nhiếp ảnh gia phải tôn trọng người mẫu của mình từ trong tâm. Có như thế mới khiến người mẫu dễ dàng tạo dáng, thả hồn vào những bức ảnh", anh chia sẻ thêm. Điều đặc biệt, những người mẫu chụp nude cho Quốc Định đều đồng ý chụp miễn phí bởi họ ý thức được công việc của mình là đang cống hiến và lao động vì nghệ thuật.
Anh đã từng đạt nhiều giải lớn nhỏ, trong nước và quốc tế nhưng nổi bật nhất là giải cao nhất tại cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ VII diễn ra vào ngày 11/05 /2008 tại Italy.
Mỗi năm, anh chỉ đầu tư tâm sức để chụp cho một người mẫu duy nhất.
Dương Quốc Định từng đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, trong đó nổi bật nhất là giải cao nhất tại cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ VII ngày 11/5/2008 tại Italy. Tại giải thưởng này, Quốc Định chiến thắng ở cả 5 hạng mục, vượt qua gần 4.000 bức ảnh dự thi của 368 tác giả thuộc 33 nước.
Hiện anh là nhiếp ảnh gia tự do ở Đồng Nai, để kiếm sống, mỗi tháng anh chỉ chụp một bộ ảnh duy nhất, bất kể thể loại gì và dành rất nhiều tâm huyết để trau chuốt và đầu tư cho tác phẩm của mình. Ngoài nude, phong cảnh và tĩnh vật cũng là những lĩnh vực khiến Quốc Định say mê.

Bộ ảnh thiếu nữ nude đẹp tuyệt

Mỗi năm, nhiếp ảnh gia chỉ đầu tư tâm sức chụp một người mẫu duy nhất và tất cả họ đều đồng ý chụp miễn phí.

SuZi Nguyễn

Xem thêm bộ ảnh thiếu nữ khỏa thân đẹp tuyệt

Monday, March 18, 2013

Nắng thu Hà Nội- Nguyễn Biên Thùy


Nắng thu Hà Nội

Hà Nội chỉ đẹp nhất khi đơn giản là chính nó trong nắng thu và mùi hoa sữa, vậy thôi!

Nguyễn Miền Biên Thùy
Chỉ có ở Hà Nội, nắng thu mới đúng với tên gọi. Nắng thu không rực rỡ, cũng không nhạt nhòa hay chói chang, không ảm đạm hay bỏng rát cũng không lạnh lẽo, không gào thét, không câm lặng, không dữ dội, không dịu êm và không vui tột đỉnh nhưng cũng chẳng buồn não nề. Nắng thu là vậy, chẳng có một thái cực cố định hay cụ thể nào, cứ bình thản như cuộc đời vẫn thế.
Bởi vì thế này, thu thường buồn man mác còn nắng lại hân hoan, nên nắng và thu khi gặp nhau lại cứ cố co kéo đối phương về phía mình nhưng chẳng thể giận dỗi mà không chơi với nhau. Thiên nhiên vốn không chỉ đẹp mà là quá đẹp! Thiên nhiên lại thường không có chữ "đành" hay chữ "buộc". Chỉ có con người mới đem chữ "đành" để "buộc" vào mình thôi. Thế nên nắng và thu kết hợp với nhau một cách hài hoà, yên bình nhất có thể. Nắng thu đẹp theo cách như vậy đấy.
Những vệt nắng ấy cứ chạy nhảy mãi qua vô số toà nhà cao thấp, lệch lạc nhau hay những hàng cây, con phố dài ngắn vô định để chơi trò đuổi bắt với con người. Chạm vào người này một ít hay bao phủ lấy người kia. Kiểu gì thì nắng ấy cũng tìm ra bạn nhanh thôi. Chỉ trừ khi bạn ở trong bốn bức tường vô cảm hay bốn tấm kính chắn của ô tô. Nhưng bạn lại chẳng thể ở mãi trong đó đâu. Dù bạn có tránh né hay thèm khát thì nắng ấy cũng chỉ có khoảng thời gian nhất định để tồn tại.
Người ta luôn tự huyễn hoặc bản thân là có thể giữ được nắng trong tay. Hoặc giả là nắng cố tình đánh lừa người ta như vậy bởi đúng là dễ thật, giơ bàn tay ra trước nắng là được thôi. Nhưng những thứ có được một cách dễ ợt thì cũng dễ đánh mất nhất. Hoặc giả là những thứ "cố tình" đến một cách dễ ợt lại chính là thứ độc ác, dã man nhất khi bỏ đi. Và thế là sẽ có khối người ngẩn ngơ nhận ra sai lầm của mình, để rồi lại tìm thấy một điều ngược lại, một chân lý rằng "không phải nắng mà là mưa mới giữ được ở trong tay nhưng cũng chẳng bao giờ giữ được mãi mãi".
Dẫu sao thì nắng thu cũng đang tràn ngập trên khắp các toà nhà, hàng cây, con phố của Hà Nội, cả những nơi xa hoa, lộng lẫy nhất và những nơi hoang tàn đổ nát nhất... Hà Nội đã 1002 tuổi rồi. Ấy thế mà đôi khi cứ cảm thấy Hà Nội bị bắt phải mặc một chiếc áo quá rộng, quá màu mè, quá phô trương, và nó tự dưng trở nên ngô nghê quá đỗi, ngô nghê gấp nghìn lần cái tuổi 1002 ấy.
Hà Nội chỉ đẹp nhất khi đơn giản là chính nó trong nắng thu và mùi hoa sữa, vậy thôi!



MC Biên Thùy và góc quá khứ

'Có nhiều cách kể chuyện hơn là làm bánh hay làm tình'. Việc sợ mất quá khứ là vô nghĩa, sẽ có những thứ đẹp đẽ hơn thay thế.

Nguyễn Miền Biên Thùy
"Có nhiều cách kể chuyện hơn là làm bánh hay làm tình". Mọi người cứ hay hỏi tôi về câu này có ý nghĩa gì, sao lại phải có "làm tình". Vì ngay cả việc đó và việc ăn (làm bánh) - hai việc quan trọng nhất và ý nghĩa nhất của con người, cũng không phong phú và thú vị bằng việc kể chuyện. Người ta kể chuyện ngay cả lúc làm bánh và làm tình đấy thôi! Thế nên, chả có gì là nhạy cảm hay suy diễn cả, hãy để tôi dùng câu đó một cách vô tư trong những câu chuyện của tôi. Thế nhé!
Câu chuyện ngày hôm nay của tôi bắt đầu từ lúc mở lại chiếc máy tính cũ. Quá khứ là gì nhỉ? Quá khứ là những thứ đã qua, có thể làm ta bật khóc như một đứa trẻ và bật cười như một kẻ điên. Có một người bạn nói với tôi rằng người hạnh phúc là người biết bỏ qua quá khứ, không nghĩ đến tương lai mà chỉ sống cho hiện tại. Bạn cũng bảo với tôi rằng tôi không hạnh phúc vì mặc dù tôi sống cho hiện tại và không nghĩ đến tương lai nhưng tôi lại không thể bỏ qua quá khứ. Đúng vậy! Bởi quá khứ với tôi luôn là những điều đẹp đẽ. Chả ai lại đi vứt bỏ những thứ đẹp đẽ bao giờ.
Vậy mà, bạn của tôi ơi, bây giờ thì tôi đã hiểu rồi. Rõ ràng là những điều đẹp đẽ thông thường sẽ mang lại hạnh phúc nhưng nếu chúng thuộc về quá khứ thì chỉ làm ta nhói đau vì chúng không còn ở thời hiện tại. Có vẻ như càng lớn thì những thứ được coi là đẹp đẽ càng ít đi. Thế nên xu hướng lưu giữ quá khứ đẹp là tất yếu. Người ta sợ sau này chẳng có gì là đẹp nữa. Vì sao? Vì thực ra con người luôn sống trong sợ hãi. Sợ hãi là thứ trừu tượng và nó cần được cụ thể hóa tại một thời điểm nhất định. Lúc thì người ta sợ cái này, lúc lại sợ cái khác, chẳng bao giờ hết sợ. Nếu như có ai đó tự tin nói rằng không sợ gì thì có nghĩa là người ta sợ chính mình.
Điều thú vị ở chỗ, chẳng có gì đáng sợ cả. Nhưng người ta chỉ kịp nhận ra điều đó ở khoảng giữa khi vừa vượt qua nỗi sợ này để tiếp tục đến với nỗi sợ khác mà thôi. Vì vậy, việc sợ mất quá khứ là vô nghĩa, sẽ có những thứ đẹp đẽ hơn thay thế. Chắc chắn là hơn...