Saturday, April 6, 2013

BXP UNCORKED SOUL



Following · December 24, 2012 

Mình giới thiệu với các bạn bài viết của Nhà phê bình nghệ thuật Mỹ, Fefprey Hantover viết về Bùi Xuân Phái

UNCORKED SOUL

Tâm Hồn Bộc Bạch
Bùi Xuân Phái, con người và nghệ sĩ, vẫn là một hiện diện sống ở Việt Nam sau khi ông mất vì ung thư phổi tại Hà Nội ở tuổi 68. Là họa sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất ở ngoài nước, Phái cũng là một họa sĩ được kính trọng nhất và nổi tiếng nhất ở trong nước, mặc dầu đến năm 1984 mới được phép bày một triển lãm cá nhân. Không một ai nói nói điều gì xấu về ông: thường thường, ông được mô tả là khiêm tốn, kín đáo, rộng lượng, độc lập suy nghĩ, và trên hết, là một phẩm cách trầm lặng.
Phái được bạn bè (ông có nhiều bạn bè thuộc đủ các tầng lớp) mệnh danh là Je'sus do bộ râu và khuôn mặt gầy guộc, cái tên đó có thể được tặngcho ông vì tính chịu đựng thánh thiện và sự kiên dũng tinh thần của ông trước đau đớn. Những bức chân dung và chân dung tự họa cho thấy một người với đôi mắt sâu sắc mà buồn dường như phản ánh nỗi đau của cả một đời. Không ai đã từng thấy bức chân dung tự họa của ông dưới hầm trú ẩn trong đợt oanh kích Nô-en 1972, có thể quên được cặp mắt ấy, cái nhìn choáng váng nghi hoặc ấy.
Một ngọn đèn dầu hỏa, một chén trà, một góc phố hầu như vắng ngắt, một diễn viên chèo đang hóa trang-ông xử lý chủ đề mọn mằn nhất một cách nghiêm túc và tôn trọng, khiến chúng có sức nặng và tầm quan trọng của một nghi lễ thần thánh hoặc một thánh tích. Những bức tranh của Phái giấu sự tinh vi của chúng đằng sau một sự giản dị, dễ thương về phong cách và chủ đề. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, tranh ông có thêm mầu đỏ, xanh lơ, tía nhưng sắc điệu bao trùm vẫn là nâu, xám, trắng -xám.
Người ta biết đến Phái nhiều nhất là ở những cảnh phố Hà Nội, nơi mà trừ một thời gian ngắn ở Việt Bắc và trong thời kỳ Mỹ ném bom Hà Nội, ông đã sông suốt cuộc đời trong ngôi nhà chôn nhau cắt rốn.Chiều chiều, ông dạo phố, lấy ký họa. Ông trở về nhà để vẽ, lôi một hộp sơn từ dưới gầm nghế tron gian nhà vừa là phòng tiếp khách vừa là phòng ngủ, và đặt một tấm toan lên mặt ghế. Rất nhiều người sao chép các cảnh phố, nhưng không bắt được tinh thần. Những cái họ thiếu là sự tôn kính, lòng yêu và thoáng chút buồn tiếc một hế giới đã qua đi-các nhạc công cổ truyền, ông đồ già ngồi thu lu góc phố, những ngôi nhà ọp ẹp hư nát.
Phái bắt cảm hứng từ Rouault, Utrillo, Miro, Derain và đặc biệt từ họa sĩ Pháp Albert Marquet, nhưng ông không chuyển phong cách hiện đại chủ nghĩa với thực tế biểu hiện hình tượng của nó sang hội họa Việt nam. Đúng hơn, phong cách đó hợp với tâm thế buồn thương của ông khi ông nhìn thế giới của mình.Những đường nét dập dờn, những khối hình khấp khểnh, cách xử lý nhanh, hầu như chỉ gợi đối với những hình tượng nhân vật trên phố chẳng mấy ràng buộc vào một bộ nguyên lý mỹ học, mà là phản quang của một thế giới, một cách sống đang tan rã, sụp đổ, biến mất trước mắt phái...

UNCORKED SOUL

FEFPREY HANTOVER
Fine Arts American Critic
Bui Xuan Phai, the man and the artist, remains a livir
presence in Vietnam, three years after his death from lur
cancer in Hanoi at the age of sixty-seven. The most well-know
Vietnamese artist outside the country. Phai is the mo
respected and well-known artist within his own country, despi
not being allowed have an individual exhibition until 1984. IS
one speaks ill of the man: most often he is described as modes
reticent, generous, independent minded, and above all else,
man of quiet dignity.
Nicknamed "Jesus" by
his friends (he had many
from all classes) for his
beard and gaunt face, Phai
may have also been given
the name for his saintly
forbearance and moral
steadfastness in the face of '
suffering. Self-portraits and
portraits show a man with
piercing, sad eyes that
seem to reflect the grief of
a lifetime. No one who has
seen his self-portrait done in a bomb shelter during the Christmas
bombing can forgot those eyes, that look of shocked disbelief.
A kerosene lamp. a tea cup, a bong, an almost deserted street
corner, a cheo (Vietnamese opera) performer putting on
make-up - he treats the humblest subject matter with a
seriousness and respect that gives it the weight and importance
of a holy ritual or relic. Phai s paintings hide their sophistication
under a disarming simplicity of style and subject matter. After the
end of the war in 1975, his paintings take on more colour -- reds,
blues, purple - but still the overall tone is set by the browns, the
grays, the grayish-whites.
Phai is best known for his street scenes of Hanoi, where,
except for a short time in the Viet Bac and during the bombing
of Hanoi, he lived all his life in the house he was born. Every
afternoon he walked the
falling into disrepair.
Phai drew inspiration
fron Rouault, Utrillo, Miro,
Derain and, especially the French painter, Albert Marquet; but it
is not so much that he transferred the Modernist style with its
expressive pictorial reality to Vietnam. Rather this style fit the
elegiac mood with which he looked at his world. The wavy lines.
the irregular forms, the quick, almost suggestive treatment of
figures on the street are less a commiment to a set of aesthetic
principles and more a reflection of a world and way of life
crumbling, sagging, disappearing before Phai's eye.

Annecy ( Pháp)


3. Annecy, Pháp
Annecy là một thị trấn thơ mộng của vùng Đông Nam nước Pháp, bao quanh nó là dãy núi Alps và hồ nước. Với hệ thống kênh, cầu phong phú, Annecy thường được ví như Venice của nước Pháp.
Ở Annecy, bạn sẽ bắt gặp không ít những con kênh nhỏ, những cây cầu gỗ duyên dáng bên cạnh các con phố cổ dọc bờ kênh cùng những quán cà phê, ngôi nhà nhỏ treo đầy hoa tường vi rực rỡ. Nếu tới đây, bạn nhớ ghé qua cây cầu Tình Yêu (Pont des Amours) nhé.